Mục tiêu Creative_Commons

Biểu trưng Không bảo lưu quyền lợi (No Rights reserved)

Những giấy phép Creative Commons cho phép người giữ bản quyền trao cho cộng đồng tất cả hoặc một phần quyền lợi của họ trong khi vẫn giữ lại cho mình một số quyền thông qua các mô hình ghi giấy phép và thỏa thuận khác nhau trong đó có dâng tặng vào phạm vi công cộng hoặc điều khoản giấy phép nội dung mở. Mục đích là để tránh những vấn đề mà luật bản quyền hiện tại tạo khi chia sẻ thông tin.

Dự án cung cấp một vài giấy phép tự do mà người sở hữu bản quyền có thể sử dụng khi phát hành tác phẩm của họ trên mạng. Nó cũng cung cấp siêu dữ liệu RDF/XML để mô tả giấy phép và tác phẩm, giúp cho việc tự động xử lý và tìm kiếm các tác phẩm có ghi giấy phép được dễ dàng hơn. Creative Commons cũng cung cấp giao ước "Bản quyền của Người sáng lập"[1], dùng để tái sáng tạo những tác động của Bản quyền Hoa Kỳ gốc do những người sáng lập Hiến pháp Hoa Kỳ sáng tạo ra.

Tất cả những nỗ lực này, và các nỗ lực khác nữa, nhằm chống lại tác động của những điều mà Creative Commons cho rằng đó là văn hóa cấp phép đang dần khó khăn hơn và đang lấn át. Theo như lời của Lawrence Lessig, người sáng lập ra Creative Commons và nguyên Chủ tịch Hội đồng, nó là "một thứ văn hóa mà ở đó những người sáng tạo chỉ có thể tạo ra thứ gì đó với sự cho phép từ đấng tối cao, hoặc từ người sáng tạo ra nó trước đây".[2] Lessig bảo vệ quan điểm của mình rằng văn hóa hiện đại bị những người phân phát nội dung truyền thống lấn át để duy trì và tăng cường sự độc quyền của họ đối với những sản phẩm văn hóa như âm nhạc đại chúng hoặc điện ảnh đại chúng, và rằng Creative Commons có thể cung cấp những thay thế khác cho những hạn chế này[3][4].